Quá trình hình thành cây cà phê ở Việt Nam

Quá trình hình thành cây cà phê ở Việt Nam

Ở những bài viết trước, DELIGHT đã giới thiệu đến bạn đọc về lịch sử hình thành của cà phê trên thế giới. Thế nhưng, bạn có từng thắc mắc, tại Việt Nam, cây cà phê đã hình thành và phát triển như thế nào chưa? Đó thật sự là một hành trình đầy triển vọng và tiềm năng. Hãy cùng DELIGHT tìm hiểu nhé. 

1. Lịch sử hình thành cây cà phê tại Việt Nam 

Trong những năm 50 của thế kỷ 20, mậu dịch cà phê thế giới đạt 3 triệu bao, trọng lượng mỗi bao là 60kg. Tuy nhiên, không phải đến thế kỷ 19, con người mới phát hiện ra cà phê, mà nó đã được phát hiện trước những năm 1200 bởi người Ethiopia. Họ đã biết và sử dụng nó rồi phát triển rộng ra toàn thế giới. Người Ấn Độ cũng đã biết đến cà phê từ rất sớm vào những năm 1600, đến những năm 1840 thì Ấn Độ đã xuất khẩu cà phê sang các nước khác trên thế giới. 

Ở Việt Nam, vận nước đổi thay sau biến cố Pháp tấn công vào Đà Nẵng ngày 31 tháng 8 năm 1858. Cùng với quá trình xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp, cà phê đã theo chân họ và dần trở thành một thức uống có giá trị ở Việt Nam.

2. Quy mô trồng cây cà phê tại nước ta

Ngay sau giai đoạn lịch sử này, cây cà phê đã xuất hiện ở một số nơi tại miền Bắc Việt Nam, nhưng mãi đến sau năm 1891, cây cà phê mới được người Pháp trồng với quy mô lớn ở dạng đồn điền như ở Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Đồng Nai và một số vùng khác ở Quảng Trị, Nghệ An. Thực dân Pháp và các nhà tư bản Pháp với tham vọng phát triển nền công nghiệp cà phê xuất khẩu nên đã cho thành lập hai trạm nghiên cứu cà phê lớn ở Nghệ An, Lâm Đồng và đầu tư nhiều tiền của vào đồn điền và ngành công nghiệp cà phê.

Hầu hết các đồn điền rộng lớn (cao su, trà, cà phê) của nước ta trong thời kỳ thuộc địa đều thuộc quyền sở hữu của những nhà tư bản Pháp. Trong cuốn Quân Sử III của tác giả Phạm Văn Sơn in năm 1971 trang 388 có viết: "Về cà phê, năm 1921 trồng 5900 mẫu tây ở Nam Kỳ, 4.150 mẫu tây ở Bắc Kỳ." 

Trong giai đoạn từ năm 1954 đến trước năm 1980, do ảnh hưởng của chiến tranh và chính sách của nhà nước nên diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam tăng rất chậm. 

3. Diện tích trồng cây cà phê và sản lượng 

3.1. Về diện tích trông cây cà phê

Do chiến tranh, diện tích trồng cà phê giảm dần. Năm 1954, cả Việt Nam chỉ còn khoảng 2980 hecta. (Nguyễn Xuân Quang viết trong cuốn : Les problèmes économiques et financiers du VIET NAM à l'aube de son indépendance 1945-1954, Tome I by Nguyen Xuan Quang in 1959, trang 131). 

3.2. Về sản lượng cây cà phê

Tổng số lượng cà phê Việt Nam trung bình từ năm 1967-1972 là 52 nghìn bao, niên vụ 1972/1973 - 1973/1974 đạt 55 nghìn bao, và niên vụ 1974/1975 - 1975/1976 - 1976/1977 là 60 nghìn bao, trọng lượng mỗi bao là 60kg. (Số liệu trích dẫn trong cuốn Coffee Technology: tác giả Michael Sivetz, Norman W. Desrosier… NXB Avi Pub Co in năm 1979 trang 10). 

Từ những năm 1980-1986 trở đi, diện tích trồng cà phê Việt Nam không ngừng được mở rộng, đặc biệt là sau chính sách đổi mới kinh tế từ năm 1986, nhà nước ta đã tập trung đầu tư, đẩy mạnh phát triển ngành cà phê cả về diện tích lẫn sản lượng. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu cà phê với Robusta đứng thứ hai thế giới về số lượng chỉ sau Brazil. 

4. Tạm kết

Có thể thấy, cà phê Việt Nam đã dần khẳng định tầm quan trọng của mình trong việc góp phần làm giàu cho ngành công nghiệp cà phê trên thế giới, không chỉ mang trên mình một bề dày lịch sử kéo dài trăm năm, mà có có hương thơm và đặc trưng rất riêng, mang đậm văn hóa Việt. Đó là một điều đáng tự hào. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm cho mình chút kiến thức hay ho về cà phê của nước ta. 

Từ : Cà phê Việt thế kỉ XXI, Văn hóa & Kỹ thuật. 


Đang xem: Quá trình hình thành cây cà phê ở Việt Nam

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫

Đóng

Xem chi tiết