Là một tín đồ ghiền cà phê, chúng ta đều biết hiện nay, Robusta và Arabica đang là 2 chủng loại cà phê phổ biến nhất tại Việt Nam. Mỗi loại cà phê đều mang trong mình những đặc tính rất riêng, từ đó được người pha cà phê phối trộn lại để cho ra những ly cà phê tuyệt hảo. DELIGHT nghĩ rằng, bất cứ một người thích thưởng thức cà phê, đều thích tìm tòi những thông tin về thứ cà phê mình đang uống. Bạn có biết rằng, có kha khá điểm khác biệt thú vị giữa hai giống cà phê này Cùng DELIGHT khám phá sự khác nhau giữa cà phê Arabica và Robusta nhé.
1. Hình dáng
Cafe Arabica
Cây cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) có dạng cây bụi to, có tán lớn, lá nhỏ hình ô van, màu xanh thẫm, trái có hình oval đặc trưng. Mỗi trái cà phê Arabica chỉ có thể chứa một hạt được gọi là peaberry. Hạt Arabica có hình dáng dài (elip), rãnh ở giữa hạt có hình lượn sóng.
Cafe Robusta
Cà phê Robusta ( còn được biết với tên gọi cà phê vối ) có dạng thân gỗ hoặc cây bụi, nếu để sinh trưởng tự nhiên có thể đạt độ cao 10m. Lá cà phê Robusta to trung bình, chiều dài từ 15-20cm,có màu xanh đậm, tán lá xung quanh cây nhỏ. Hạt ngắn hơn Arabica, hơi tròn và dáng bầu hơn, có 2 nhân, ở giữa thường có rãnh là một đường thẳng.
2. Điều kiện tự nhiên
Cafe Arabica
Arabica thường có chiều cao từ 2,5 - 4,5m, thích hợp trồng tại những vùng đất cao từ 1000 - 1500m so với mực nước biển trở lên, lượng mưa từ 1200 – 2200mm, thích hợp với khí hậu lạnh, từ 15 – 24 độ C. Tại Việt Nam, Arabica được trồng khá nhiều ở Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Nghệ An, Lâm Đồng,.. Lượng ánh sáng mặt trời: cần ít hơn cà phê Robusta, thậm chí cần trồng nhiều cây che bóng hơn. Thông thường, cây cho quả từ năm thứ 3 sau khi trồng. Với cây trên 25 năm tuổi sẽ bị xem là già cỗi, cần thay thế. Hương vị của Arabica sau khi chế biến rất thơm ngon, không đắng gắt. Tuy nhiên, hương vị Arabica được giới chuyên môn đánh giá cao nhất là tại vùng Cầu Đất - Đà Lạt - Lâm Đồng.
Cafe Robusta
Robusta có chiều cao từ 4,5 - 6m, trồng ở độ cao khoảng từ 0-900m, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ 18 – 36 độ C, lượng mưa khá cao, từ 2200 - 3000 mm. Robusta cho thu hoạch quả sau khi trồng 3-4 năm, tuổi thọ có thể lên đến 30 năm. Tuy nhiên năng suất giảm dần từ năm thứ 20-25 trở đi. Vì dễ trồng trong điều kiện địa lí như vậy, Robusta không chỉ có mặt ở nhiều nước hơn so với Arabica, và tại Việt Nam còn trồng Robusta là chủ yếu.
3. Cafe Arabica và Robusta phân bố ở những vùng nào ?
Cafe Arabica
Cà phê Arabica được trồng phổ biến nhất tại các quốc gia Nam Mỹ. Tại đây, Arabica chiếm đến hơn 60% sản lượng cà phê thế giới, tập trung chủ yếu ở Brazil và Colombia. Thậm chí người ta còn đặt tên riêng cho Arabica theo tên của 2 nước, là Brazilian Milds và Colombia Milds. Một số nơi khác cũng trồng nhiều giống Arabica là Ấn Độ, Ethiopia, Peru, México, Honduras và Guatemala.
Cafe Robusta
Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Philippine chính là những nơi trồng nhiều giống Robusta nhất. Ngoài ra, giống cây này còn được tìm thấy ở nhiều quốc gia ở Trung và Tây của châu Phi và Nam Mỹ.
4. Hàm lượng caffein và một số chất khác của 2 loại cafe
Hàm lượng caffeine có trong Arabica khá thấp, chỉ chiếm 1-2%. Trong khi đó, hàm lượng này ở hạt Robusta rất cao: 2-4%. Vì vậy, cà phê Robusta có vị đậm đắng hơn Arabica. Ngoài ra, hàm lượng chất béo có trong Arabica chứa hơn 60%, và lượng đường gần như gấp đôi so với Robusta. Điều này mang đến sự khác biệt về hương vị của hai loại cà phê.
Điểm khác biệt giữa 2 loại cafe nữa là CGA có trong hạt. Đây là một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn côn trùng, chống lại bệnh tật cho cây. Với Robusta, CGA chiếm khoảng từ 7-10%, trong khi đó, Arabica chỉ chứa khoảng 5,5-8% CGA. Đây chính là lí do vì sao, Arabica chịu sâu bệnh khá kém, dẫn đến năng suất không cao như hạt cafe Robusta.
Chính vì cà phê Robusta có hàm lượng caffein trung bình cao gấp đôi so với Arabica, vì vậy sự kết hợp cà phê Arabica cùng Robusta cho tổng hòa hương vị ly cà phê dễ uống và trung hòa lại những cái tinh tế nhất có trong cafe.
5. Hương thơm và mùi vị của Arabica và Robusta
Cafe Arabica
Cafe Robusta
6. Phân biệt màu sắc của 2 loại cà phê sau khi rang
Trên thực tế, cà phê có nhiều thành phần caffeine thì sau khi rang màu vàng nhạt. Khi rang ở cùng mức độ và điều kiện nhiệt, bạn sẽ thấy màu sắc của hạt Robusta nhạt hơn thấy rõ so với Arabica.
7. Giá của Arabica và Robusta :
Trên thị trường cà phê hiện nay, cà phê Arabica có giá cao hơn Robusta. Vì Arabica có hương vị phong phú và thơm ngon, để lại hậu vị thơm nồng nàn gây ấn tượng cho người thưởng thức. Đặc biệt, Arabica chỉ trồng được ở điều kiện cao từ 1000-1500m so với mực nước biển, đòi hỏi nhiều kỹ thuật trồng, năng suất của Arabica lại thấp hơn. Chính vì vậy, giá thành của Arabica nhỉnh hơn Robusta là điều dễ hiểu.
8. Năng suất của cafe Arabica và Robusta :
Như đã phân tích ở mục Điều kiện tự nhiên, ta có thể nhận thấy, giống cafe Arabica rất khó canh tác bởi khả năng chống chịu kém, đòi hỏi người trồng phải đáp ứng điều kiện địa lý và tự nhiên tốt nhất, vì vậy mà năng suất của chúng sẽ không cao. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin, hiện nay, năng suất cà phê Arabica là 1,4 tấn/ha nhân.
Trong khi đó, cà phê Robusta lại có khả năng sinh trưởng rất tốt. Chúng thích nghi được với hầu hết điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vị trí địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam. Chính vì vậy, năng suất Robusta lớn hơn nhiều so với Arabica. Trên thực tế, năng suất cà phê Robusta đang là 2,6 tấn/ha nhân. Mặc dù có sự chênh lệch giữa 2 loại cafe như vậy, nhưng với những ưu thế về địa hình lẫn khí hậu mà Việt Nam ta có, thì hiện nay, năng suất cà phê Robusta của Việt Nam đang đứng đầu thế giới (*).
9. Lời kết